Theo bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch, Viện Tim mạch Quốc gia, trước đó bệnh nhân Đức đã trải qua 3 lần phẫu thuật thay van tim nhân tạo.
Bệnh nhân Nguyễn Thế Đức (25 tuổi, Mê Linh, Hà Nội)
Lần đầu tiên vào năm 2008 do van tim của bệnh nhân bị tổn thương quá nhiều không thể chữa được.
Bệnh nhân bị hội chứng tự miễn hiếm gặp nên chỉ một thời gian ngắn van tim mới tự bong khỏi vị trí phẫu thuật khiến bệnh nhân lại phải trả qua các cuộc đại phẫu thuật thay van mới để duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên trong lần nhập viện cấp cứu mới đây do đau ngực, khó thở, phù phổi cấp trên nền bệnh lý phức tạp, van tim của bệnh nhân lại tiếp tục bong ra khỏi cuống tim.
Trước đó bệnh nhân Đức đã trải qua 3 lần phẫu thuật thay van tim nhân tạo.
Sau khi cân nhắc, tìm các phương án các bác sĩ đã khâu liền vị trí gốc động mạch chủ cũ ở cuống tim, tìm một vị trí mới ở mỏm tim tạo một đường thông mới sang động mạch chủ.
Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân Đức nếu thay van tim ở vị trí thông thường, van tim sẽ bong trở lại sau một thời gian điều trị khiến bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Điều đáng nói là sau chưa đầy 1 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã tỉnh, các chỉ số về chức năng gan, thận gần như trở lại bình thường. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Hùng cũng cho biết trên thế giới đã có một vài quốc gia có báo cáo các trường hợp phẫu thuật tương tự, nhưng ở Việt Nam là cơ sở y tế đầu tiên triển khai loại phẫu thuật này.
Chưa đầy 1 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã tỉnh
Cho đến nay đã có ba bệnh nhân được tạo ống thông mới từ mỏm tim sang động mạch chủ, cả ba bệnh nhân đều hồi phục sau mổ nhanh và chưa gặp biến chứng sau mổ.
“Kỹ thuậy này chỉ dùng cho những trường hợp thương tổn nặng nề cần thay van tim nhưng không thể áp dũng các kỹ thuật thay van tim thông thường”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét