Trưa 1/2, khi PV có mặt tại cơ sở trên, 5 công nhân đang hì hục sản xuất mứt dừa. Một người vừa đưa cơm dừa mới lóc ra vào sọt, một người khuân vào chiếc máy gỉ sét đặt trong nhà thái dừa ra từng sợi mỏng, sau đó đưa chúng vào gần 10 thùng phuy to màu xanh, bên trong chứa nước sền sệt màu trắng. Khoảng 10 thùng nhựa bên trong đang chứa nước mà công nhân nói là “nước vôi” để giúp dừa mềm hơn và trông sạch hơn sau khi được máy cắt thành lát. Trên miệng các thùng phuy đựng dừa, ruồi bám đen đặc, gặp người đi ngang qua, ruồi bay lên từng đàn vo ve rất ghê rợn.
Một điểm sản xuất của lò mứt Phước Thành tại số 166, Xóm Đất, phường 9, quận 11, TPHCM. Ảnh: P.V.
Đặt vấn đề với chủ cơ sở về việc đặt hàng để đưa ra miền Trung bán dịp Tết, họ cho biết tại đây chế biến mứt dừa, mứt gừng, khoai và cà rốt. Khi PV định lấy tay vớt vài cọng dừa được thái thành sợi nhỏ ngâm trong nước màu trắng ở thùng, một công nhân ngăn lại vì không có găng tay “nước vôi” sẽ làm bong da. Theo công nhân này, đó là chất tẩy để dừa xơ cứng trở nên mềm.
Người này vừa nói chuyện vừa dùng thanh tre lớn đảo cơm dừa trong thùng. Mồ hôi nhễ nhại chảy thành dòng, rơi cả vào thùng nguyên liệu, một thanh niên khác dùng rổ múc từng rổ cơm dừa đổ qua một thùng khác để ráo nước trước khi làm “sệt” với đường và sấy khô, đóng gói. Tất cả những người làm ở đây đều không có trang bị bảo hộ lao động. Sau khi dừa ngâm trong thùng được lấy ra, nước ngâm cơm dừa màu trắng đục được đổ trực tiếp xuống cống và có mùi khó ngửi.
Một số ảnh về qui trình chế biến mứt tại cơ sở Phước Thành.
Đối diện lò mứt Phước Thành là cơ sở 2 đang làm mứt dừa và mứt gừng. Có 5 lao động, trong đó người ở trần, mặc quần đùi, miệng phì phèo khói thuốc, tay cầm rổ chứa cơm dừa đổ vào thùng. Người đổ, người dùng thanh tre khuấy đều, công đoạn diễn ra nhịp nhàng và công khai trước mắt người qua đường. Một người dân ở gần lò mứt bảo: “Cứ dịp gần Tết là cơ sở hoạt động liên tục.
Nhìn thấy họ làm mứt chúng tôi không dám ăn mứt nữa. Hằng ngày, tôi thấy họ giao cho nhiều mối ở các chợ. Sống ở đây nên tôi biết hết, nhưng không dám phản ánh vì sợ bị trả thù. Thấy họ làm vậy tôi cũng ớn lắm nên luôn nhắc nhở người thân nếu không tự làm được thì thôi, không bao giờ mua bánh mứt trôi nổi ngoài chợ”.
Chiều 1/2, PV có mặt tại khu vực cư xá Đường Sắt trên hẻm đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của mứt Tết thủ công. Gần 10 hộ nơi đây vẫn duy trì nghề làm mứt gừng và mãng cầu. Hàng trăm trái mãng cầu được bóc hết vỏ, sau đó công nhân đưa vào máy chà để tách bỏ hạt. Sau đó mãng cầu được đưa vào chiếc máy xay nhuyễn rồi đổ ra thau.
Để thứ sền sệt này trở thành mứt, một phụ nữ đổ vào các thau một loại hóa chất nhằm giúp mãng cầu không bị ôi thiu, sau đó trộn với đường hóa học, chất tạo dẻo, chống mốc, bột nổi và hương liệu. Sau khi trộn xong, các thau đựng mãng cầu được đổ lên chảo lớn đang nóng để cho ra từng miếng mứt mãng cầu.
Cơm dừa được ngâm với vôi trong các thùng nhựa để làm mềm.
“Để cho tụi anh làm ăn” |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét