nằm sát nhau, bà con cùng tăng gia sản xuất. Dũ Tuấn
Trong ngôi nhà sàn cũ kỹ, già làng Hồ Văn Lìa (70 tuổi) cho biết: “Ngày trước cả làng có độ 40 hộ dân, chủ yếu là người dân Bh’noong sinh sống và định cư ven 2 bên bờ con suối Nước Se. Cách đây hơn 30 năm, trong làng cứ lác đác lại có vài ba người sau khi lên cơn sốt, đau bụng nhiều ngày thì bụng phình to như có chửa. Đàn ông, đàn bà gì cũng bị dính phải căn bệnh này rồi phải từ giã cõi đời khi còn rất trẻ”.
Người vợ thứ nhất của ông Lìa và 3 đứa con đầu cũng vì căn bệnh không rõ nguyên nhân này mà rời xa cõi đời. Người vợ thứ 2 là bà Hồ Thị Thôn, cách đây 5 năm đã mất đi 2 đứa con trong vòng 1 tháng cũng do căn bệnh bí ẩn. Làng lúc bấy giờ cho là bị trời trừng phạt, tìm cách cúng bái, dâng tế vật lên thần linh. Nhưng, hết cúng thần đất đến cúng thần sông mà vẫn vô vọng...
Đỉnh điểm của dịch bệnh này xuất hiện từ năm 2002 - 2008. Thế nhưng, khi trạm y tế xã được xây dựng, có bác sĩ tới khám, bệnh “lạ” ở đây đã được nhận diện và đẩy lùi, đó là các bệnh viêm gan, xơ gan cổ chướng. Hiện nay, làng Luông A duy chỉ còn một trường hợp mắc phải căn bệnh này. Ông Hồ Văn Minh được các bác sĩ bệnh viện tuyến huyện chẩn đoán bị xơ gan cổ chướng, với dấu hiệu bụng phình to và đã chống chọi với căn bệnh suốt gần 10 năm nay. Cũng nhờ đều đặn theo chu kỳ xuống bệnh viện tái khám, nhận thuốc về uống cùng chế độ ăn kiêng cữ nên ông Minh mới cầm cự sự sống cho đến hôm nay.
“Bây giờ người dân đã quan tâm tới sức khỏe. Hễ bị đau gì họ đều đến cơ sở y tế, không còn tự chữa bằng các phương thức dân gian nữa”- già làng Lìa tâm sự.
Ông Hồ Văn Thương - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Kim, cho biết: “Làng Luông A về nơi ở mới, nhờ vận động tuyên truyền mà bà con biết mình mắc các bệnh liên quan tới gan, có thể lây nhiễm nếu môi trường sống không sạch. Bà con đã biết ăn chín, uống sôi, dùng nước sạch. Thực sự là làng Luông A đã nảy mầm sự sống trên miền đất chết”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét