Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Vì sao sinh viên ngại về quê ăn Tết?

Sinh viên ngại về quê ăn Tết

Q là sinh viên năm nhất CĐDLHN tuy mới yêu L, nhưng tình cảm hai người rất “mặn nồng” và đã chuyển tới sống cùng nhau hơn 1 tháng nay. L là công tử có tiếng ăn chơi ở  Hà Thành, buồn chán chuyện gia đình, nên Tết này L quyết định không về nhà, mặc kệ cha mẹ lo lắng. Để có người “chăm sóc”, vui chơi cùng mình, L nài nỉ Q ở lại với mình mấy ngày Tết nếu không sẽ giận và chia tay. Vì yêu Q đồng tình ở lại bên người yêu của mình, mặc cho những lời khuyên răn nài nỉ của bố mẹ.

Chuyện của Q chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện của bạn trẻ ngày nay, vì mải chạy theo tình yêu nông nổi, họ đã thờ ơ trước niềm mong mỏi, ngóng trông của cha mẹ ở phương xa.



Thu Hằng, sinh viên ĐH Công đoàn thường bán muối và bán lộc đầu năm tại chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa lớn nhất Hà Nội. Hằng cho biết chỉ với số vốn bỏ ra khoảng 300 nghìn, nếu khéo mời chỉ trong đêm giao thừa có thể bán lãi tới hơn 1 triệu đồng. Trong 3 ngày Tết, số lãi cô nàng thu được khá “khủng”.

Các cửa hiệu bánh kem, quán café, quán phở… vào dịp đầu năm cũng trả lương tương đối cao dành cho những nhân viên ở lại làm qua Tết. Vì vậy nhiều sinh viên cũng chọn cách ở lại để tăng thêm thu nhập.

Những cái Tết không vui…

Ngại về quê ăn Tết vì người yêu, vì việc làm… tuy nhiên, không phải sinh viên nào ở lại thành phố, không về quê ăn Tết cũng cảm thấy vui, hạnh phúc. 

Ở lại Tết cùng người yêu, sau những đêm thác loạn, ban ngày L – người yêu Q – ngủ li bì, bỏ mặc cô nàng với nỗi cô đơn, nhớ bố mẹ, nhớ nhà. Còn chưa kể, gia đình L đến phòng trọ chửi bới, đe dọa, bắt L về khiến Q một phen hoảng hồn. Chưa hết, hôm sau gia đình L còn đến gặp mặt Q và buộc hai người chia tay. Đau đớn, tủi nhục, Q chỉ biết bắt xe về với mẹ. 


Hay như Thu Hằng, nhìn thấy cảnh gia đình người ta quay quần, cùng đến chùa cầu phúc, cầu an, cô bạn không khỏi chạnh lòng nhớ nhà, nhớ quê. “Sau một ngày làm việc, chưa kịp đếm số tiền lãi, mình vội gọi hỏi thăm mẹ, nhưng chưa nói chuyện được mấy câu mà nước mắt đã rơi,” Hằng tâm sự.

Những câu chuyện trên chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp bạn trẻ ăn Tết xa nhà. Dù có cố gắng thế nào, ắt hẳn họ cũng không giấu được nỗi nhớ quê, nhớ cái Tết thân thuộc, ấm áp, tràn ngập tình yêu thương ở quê nhà.

Tết đến khiến người ta nhớ đến cha mẹ, gia đình, quê hương, đến phút giây sum vầy ấm cúng của tình thân. Đâu phải ai cũng còn cha mẹ, còn một mái ấm để ngóng đợi mình về mỗi lúc xuân về… Đừng để khi mất đi chúng ta mới thấy nuối tiếc và ân hận.
Source : kenh14[dot]vn
post from sitemap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét