Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy –Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, BV Việt Đức kể trường hợp bệnh nhân Đ.T.Q (25 tuổi) đi du lịch và bị tai nạn lật xe ở Lào Cai.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị đứt bốn dây chằng gối trái gồm: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, đứt cánh bên trong xương bánh chè gây trật xương bánh chè ra ngoài.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị giãn dây chằng
Sau khi khám, các bác sĩ tiên lượng nếu lấy gân tự thân không đủ để tái tạo lại cả 4 dây chằng, bệnh nhân tàn phế.
May mắn, nhờ gân từ người cho chết não, bệnh nhân được mổ nội soi, tái tạo lại 4 dây chằng. Sau 3 tháng bệnh nhân đi lại được. Nếu 1 dây chằng, ba dây chẳng nằm bv 5 ngày, tập phục hồi chức năng ở bệnh viện tỉnh Quảng Ninh.
Đến nay, bệnh nhân đi lại được. theo dõi hàng tháng, điều chỉnh thuốc hàng tháng, sau sáu tháng bệnh nhân. 3 tuần sau mổ, đeo nẹp và có chế độ tập.
Bác sĩ Trần Hoàng Tùng - Khoa Chấn thương chỉnh hình II, Bệnh viện Việt Đức, kể về trường hợp bệnh nhân N.V.T (25 tuổi, Hà Tây) bị u tế bào khổng lồ lồi cầu xương đùi.
Trước đó, bệnh nhân T. điều trị ở bệnh viện khác, hai lần lấy xương đùi tự thân để ghép nhưng đều thất bại do “vật liệu” không đáp ứng được chất lượng. Sau đó, T. được các bác sĩ ở BV Việt Đức tiến hành kỹ thuật ghép gân xương của người chết não thì mới thành công. Đến nay, sau ba năm, T. có thể đi lại và hoạt động thể dục thể thao bình thường.
Sau ghép gân ba năm, T. có thể đi lại và hoạt động thể dục thể thao bình thường.
Theo Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, trước đây các bác sĩ sử dụng vật liệu tự thân (lấy từ chính cơ thể bệnh nhân) để ghép gân xương. Thông thường để ghép gân, xương đa phần vật liệu tốt nhất là lấy từ chính cơ thể bệnh nhân cho tỷ lệ thành công rất cao.
Tuy nhiên, việc lấy gân xương từ chỗ này, đem ghép đi chỗ khác thực chất là việc hy sinh chức năng ít quan trọng ở vùng này để lập lại chứng năng quan trọng hơn ở vùng khác chứ không phải đem chi thể tổn thương về nguyên vẹn.
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy, sự ra đời của luật ghép mô, hiến tạng cùng với sự phát triển của bảo quản mô, đã giúp cho việc sử dụng chất liệu gân đồng loại trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước rất phát triển.
Tại Bệnh viện Việt Đức, từ những mảnh gân xương lấy từ chân của bệnh nhân tình nguyện hiến tặng cho nghiên cứu khoa học, qua các giai đoạn sàng lọc về dịch tễ, vi khuẩn, qua chiếu xạ và bảo quản mô ở nhiệt độ âm 85 độ C theo quy trình của hiệp hội Mô Châu Á – Thái Bình Dương tại Trung Tâm mô trường ĐH Y Hà Nội đã tạo ra những mảnh ghép mới.
“Việc lấy gân xương của người khác để ghép cho bệnh nhân sẽ giúp cho bác sĩ chủ động, “xông xênh” hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân chỉnh chiều dài, đường kính để gọt bớt đi, bao đam đc đúng chỉ tiêu bệnh nhân cần ghép”, bác sĩ Thùy nói.
Bên cạnh đó, thời gian phẫu thuật có thể rút ngắn từ 1/3 đến ½, tránh được phiền toái và vấn đề thẩm mỹ sau mổ do đường mổ nhỏ, tập phục hồi chức năng sau mổ thuận lợi hơn.
Nguồn gân, xương được lấy từ các bệnh nhân tình nguyện, khi những người này có nguy cơ “chết não”.
“Do tâm linh của người Việt, ra đi cần toàn thây nên số lượng người hiến tạng không nhiều, dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu ghép”, PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy chia sẻ.
Chi phí cho một ca ghép gân xương người chết não là hơn 50 triệu 1 ca, trong đó nếu đúng tuyến, bệnh nhân được bảo hiểm thanh toán 60%. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, con số trên vẫn là một khoản chi phí lớn, nên nhiều khi dù không bảo đảm chất lượng nhưng họ vẫn yêu cầu bệnh viện ghép gân xương tự thân. Hơn nữa, việc ghép gân xương từ người chết não cũng gặp khó khăn khi có nhiều bệnh nhân tổn thương quá nặng dù được được giải thích, tư vấn vẫn không yên tâm về miễn dịch, lây nhiễm, hoặc tư tưởng mang xương, gân của người khác trong người mình. Bác sĩ Trần Hoàng Tùng - Khoa Chấn thương chỉnh hình II, Bệnh viện Việt Đức. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét