Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Đã đến lúc teen 12 chọn ngành học cho mình

Nhiều bạn chú tâm vào học mãi cho tới tân khi chuẩn bị làm hồ sơ mới tá hỏa mình không biết nên thi vào ngành gì, mình thích làm gì, mà nhất nhất nghe lời bố mẹ, hoặc tìm hiểu không kĩ về ngành nghề mình học. Bên cạnh đó, những bạn đã có định hướng trước cho bản thân cũng nên tìm hiểu kĩ để có thể thuyết phục ba mẹ đồng ý cho mình theo đuổi đam mê. Đừng để rơi vào tình trạng như rất nhiều teen, khi bước vào đai học được 2, 3 năm rồi mới thấy mình hoàn toàn không hợp và không thích với lĩnh vực đang học. Lúc đó hiếm ai có đủ dũng khí để bỏ dở mấy năm đại học để rẽ sang một hướng đi khác. Thôi đành ngậm ngùi “đâm lao thì phải theo lao”.

Sở thích, đam mê là một chuyện, vấn đề ở chỗ…

Sở thích, đam mê ấy có phù hợp với khối thi, môn thi và lực học của bản thân hay không?

Thích, đam mê là một chuyện. Nhưng bạn cần phải cân nhắc xem khả năng của mình có thể thi đậu vào ngành đó hay không? Chẳng hạn bạn thích trở thành phóng viên thì bạn phải học tốt các môn khối C. Nếu bạn muốn trở thành một nhà ngoại giao hay một biên, phiên dịch thì chắc chắn bạn phải tốt ngoại ngữ. Còn nếu hiện tại những môn cần phải thi để giúp bạn có thể bước chân vào lĩnh vực mà mình mong muốn học chưa tốt, thì bạn nên tập trung và cố gắng hơn nữa. Còn nếu mình thật sự không có khả năng trong lĩnh vực đó thì chúng ta nên suy nghĩ lại, chọn một trường có điểm chuẩn thấp hơn, hoặc chuyển hướng hoặc tìm hiểu những công việc khác cũng đem lại cho bạn một sự hứng thú.

Đã đến lúc teen 12 chọn ngành học cho mình 1

Và sở thích của mình phù hợp với những ngành nghề nào? 

Ví như bạn có khả năng viết lách có thể thi Báo chí, Truyền hình… Bạn yêu thích Ngân hàng, bạn có khả năng Sư phạm nhưng bạn lại hướng nội, bạn băn khoăn không biết nên thi Sư phạm để trở thành giáo viên và sẽ không được làm trong lĩnh vực Ngân hàng hay thi Ngân hàng để trở thành một banker - một ngành có thể nói là không hợp với tính cách của bạn cho lắm? 

Vậy thì bạn có thể thi vào Tài chính Ngân hàng và phấn đấu trở thành giảng viên, hoặc vào các doanh nghiệp, ngân hàng ở mảng đào tạo kiến thức chuyên môn về Tài chính Ngân hàng cho đội ngũ nhân viên… Bạn thích học Luật, không nhất thiết sau này bạn phải trở thành luật sư, bạn có thể sẽ là một nhà cố vấn luật, một nhà tuyển dụng, một giảng viên… Teen 12 có thể thấy không nhất thiết học Ngân hàng là trở thành một banker hay học Sư phạm là phải làm giáo viên, học Luật là phải trở thành Luật sư.

Thu thập thông tin từ mọi nguồn có thể

Hiện nay Internet phát triển, chúng ta lên mạng và có thể tìm hiểu được tất cả những yêu cầu, tính chất của ngành mà mình dự định sẽ thi. Từ chuyện ngành đó ra đời năm nào, quá trình phát triển và những dự đoán tương lai của ngành đó như thế nào? 

Bên cạnh đó, bạn có cũng thể tìm hiểu từ những người xung quanh, những người đã đi trước về những ngành nghề mình đang có ý định sẽ thi.  

Tuy nhiên để có lựa chọn chính xác nhất thì teen chúng ta cũng cần phải biết chọn lọc các thông tin và có định hướng rõ ràng để tránh trường hợp bị “loạn” vì quá nhiều thông tin không biết chọn cái gì.

Đã đến lúc teen 12 chọn ngành học cho mình 2

Tham khảo ý kiến từ bố mẹ 

Có rất nhiều bạn rơi vào hoàn cảnh, mình mong muốn thi ngành này nhưng bố mẹ lại bắt con thi theo trường khác vì nhiều lí do: mong con có công việc ổn định, đỡ vất cả, gia đình có đầu ra… Có những bạn quyết tâm thuyết phục, gây dựng được lòng tin và nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ. Tuy nhiên cũng có không ít bạn đành ngậm ngùi “chiều” lòng bố mẹ đi theo con đường được vạch sẵn. 

Có người may mắn sau khi theo học tìm được cảm hứng cho bản thân, nhưng cũng có người sau một thời gian học bắt đầu thấy chênh vênh, không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu với ngành mình học… Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên và cần phải xác định mình sẽ thi trường nào, ngành gì để tìm “bí quyết” thuyết phục bố mẹ. 

Điều kiện hoàn cảnh gia đình

Khoảng thời gian 4, 5 năm học đại học không phải là ngắn, bạn cũng cần nhắc thêm về vấn đề tài chính của gia đình mình. Đối với những bạn gia đình có kinh tế khá giả thì không vấn đề gì. Nhưng với những bạn nhất là ở vùng nông thôn, thì điều kiện gia đình là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc bạn sẽ thi trường nào? Có nhiều teen thay vì thích học Kĩ thuật, thích học Y nhưng tiền học phí, tiền thuê nhà, tiền thực hành… đã chọn cho mình con đường vào các trường khác để đỡ một phần gánh nặng cho gia đình. Rồi thì cơ hội nghề nghiệp của ngành đó sau khi ra trường có lớn hay không? Bạn không thể cứ ích kỉ cứ theo đuổi sở thích, đam mê của mình mà đẩy gánh nặng nhọc nhằn, vất vả lên đôi vai gầy của cha mẹ.
Source : kenh14[dot]vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét