Theo nghiên cứu, trẻ em ăn hầu hết thức ăn nhanh có điểm số thấp hơn trong những bài kiểm tra toán, khoa học và tập đọc.
Những nhà nghiên cứu giả thiết rằng nguyên nhân gây ra việc này là vì thiếu sắt trong thức ăn nhanh, dẫn đến việc phát triển một vài quy trình trong não bị chậm lại.
Một ý kiến khác cho rằng, thực phẩm chứa lượng chất béo và đường cao có tác động tiêu cực đến quá trình học tập.
Tiến sỹ Kelly Purtell, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu của Đại học bang Ohio nói: “Nghiên cứu đã tập trung vào cách trẻ em tiêu thụ thực phẩm liên quan ra sao đến bệnh béo phì. Nhưng trong khi nghiên cứu, chúng tôi đã khám phá ra những bằng chứng cho thấy thức ăn nhanh có liên quan đến vấn đề khác, đó là kết quả học tập kém”.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 8.500 trẻ được chọn trong những học sinh của Mỹ, có thời gian ăn thức ăn nhanh trung bình là từ 10 tuổi.
Sau đó, nghiên cứu so sánh với kết quả học tập 3 năm sau, cùng với xem xét hơn hai chục những yếu tố khác.
Trẻ em được hỏi về bao nhiêu lần ăn thức ăn nhanh như bữa ăn chính hoặc ăn vặt. 52% ăn thức ăn nhanh chừng 1-3 lần một tuần và 10% ăn chừng 4-6 lần. 10% khác ăn thức ăn nhanh hàng ngày.
Trong những bài kiểm tra khoa học, trẻ ăn thức ăn nhanh hàng ngày có điểm trung bình là 79, so với trẻ không bao giờ ăn có điểm là 83.
Kết quả tương tự với những cuộc kiểm tra toán và tập đọc.
Vào năm ngoái, những nhà nghiên cứu Úc đã cho thấy rằng, ăn thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng bất lợi đến bộ nhớ.
Các nhà khoa học tại Đại học New South Wales thí nghiệm, chuột có chế độ ăn nhiều chất béo và đường bị viêm vùng hippocampus, vùng não liên quan đến trí nhớ từ vựng và không gian.
Bộ nhớ không gian giúp bạn nhớ những thứ như cách bố trí của nơi bạn ở. Sau khi ăn đường, chuột quên đường chạy về tổ.
Cuộc nghiên cứu này cũng có thể gây ra những thay đổi trong não, gây sưng viêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét