Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015
Sao “Doctor Who” được Marvel chọn làm kẻ phản diện biến thái
5 cách "cứu" làn da bị vảy nến tại nhà hiệu quả nhất
1. Tắm nắng
Vitamin D rất quan trọng trong việc tăng trưởng tế bào và tái tạo làn da khỏe mạnh. Ánh nắng mặt trời là chất xúc tác chính cho sản xuất vitamin D trong cơ thể.
Vì vậy người bị bệnh vảy nến, được khuyên nên tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm trong thời gian dưới 20 phút. Chú ý khi áp dụng phương pháp này, nhất thiết bạn phải đeo kính dâm và bôi kem chống nắng vào những vùng da không bị vảy nến trước khi ra ngoài nắng. Nên tắm nắng cách ngày. Nếu da bị mẩn đỏ hoặc khô thì phải dừng lại, nguy kịch hơn thì phải báo cho bác sĩ biết.
2. Bổ sung vitamin D từ thức ăn
Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin D sẽ làm giảm viêm khắp cơ thể. Với sự kết hợp với tia UV từ ánh nắng mặt trời, vitamin D có thể làm giảm sự khó chịu và ngăn ngừa phát sinh mảng vảy nến.
Những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào gồm: sữa, nước trái cây, cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng hoặc pho mát....
3. Bôi gel lô hội
Lô hội hay nha đam đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để điều trị bỏng, chữa lành vết thương và làm dịu da. Thoa gel lô hội lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp cải thiện tính trạng bong tróc của da.
Chúng có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da, giảm mẩn đỏ, ngứa rát.
Bạn có thể sử dụng cả lô hội tươi bôi trực tiếp lên vùng da vảy nến hoặc mua gel lô hội bán sẵn trong các cửa hàng mỹ phẩm.
4. Dùng giấm táo
Sử dụng giấm táo có tác dụng giảm ngứa cho bệnh nhân vẩy nến hiệu quả. Nhưng chú ý không bôi lên những vết thương hở. Có thể trộn thêm một chút sữa dưỡng da để tăng hiệu quả dưỡng ẩm, giảm sự mở rộng của việc bong tróc da.
Giấm táo trị vảy nến có thể dùng để uống hoặc ngâm ngón tay, chân bị vảy nến, bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Nếu uống thì pha loãng 15ml giấm táo với một cốc nước ấm đầy 250ml, uống cách bữa ăn 30 phút.
5. Dùng dầu dừa, dầu ô liu
Sử dụng dầu dưỡng để làm giảm tình trạng khô rám và ngứa. Dầu dừa hoặc dầu ô liu đều thích hợp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng dưỡng da, làm mềm và dịu cơn ngứa hiệu quả.
Dùng dầu dừa, dầu ô liu bôi trực tiếp lên vùng da bị vẩy nến, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp tình trạng khô, ngứa cải thiện rõ rệt.
Trên đây là những phương pháp hỗ trợ bệnh nhân vảy nến giảm cơn đau, làm dịu da, hạn chế sự phát triển của bệnh bằng nguyên liệu tự nhiên. Dù áp dụng phương pháp nào, bệnh nhân cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ WikiHow.
Cô ơi, đừng bỏ chúng em!
Cô Hoài Thương (áo đen) và tập thể lớp 12/9
Trong mắt nhiều giáo viên, lớp 12/9 là lớp cá biệt, “thoát” được là mừng. Có cơ hội “thoát” nhưng cô Hoài Thương vẫn tình nguyện gắn bó. Việc làm đó chứng tỏ bản lĩnh và cái tâm vì học tròCô Quỳnh Giao (giáo viên Trường THPT Ngũ Hành Sơn)
Hay tin cô Hoài Thương (giáo viên dạy môn ngoại ngữ) sẽ không làm chủ nhiệm nữa, các thành viên lớp đều cảm thấy buồn và tiếc nuối. Tâm trạng ấy được các bạn chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Tâm thư
Bạn Trần Văn Lân gửi một bức “tâm thư” vô cùng xúc động trên trang cá nhân của cô Hoài Thương: “Cô muốn tụi em sống sao đây trong những ngày tháng còn lại mà không có cô bên cạnh. Và ai là nguồn cảm hứng để tụi em tiếp tục học đây? Em sợ điều đó sẽ xảy ra lắm. Em sợ kỷ niệm ngày hôm qua là những khoảnh khắc cuối cùng của cô và trò mình... Thật sự mà nói thì bản thân em mến cô rất nhiều. Vì vậy em xin cô suy nghĩ lại và thương giùm lớp 12/9 đi. Tội tụi em lắm cô. Không lẽ cô không thương lớp mà nỡ lòng nào bỏ tụi em mà đi. Vì cô chính là cô chủ nhiệm tên Thương cũng dễ thương nữa, người nhỏ bé, trái tim ngoan hiền, đến bên lớp em dịu dàng, đồng thời cũng chính là “gấu Mẹ” tuyệt vời của lớp12/9. Suy nghĩ lại giùm nghe cô”.
Một bạn khác có nickname Cậu Út tâm sự: “Em và cả lớp sẽ xin thầy hiệu trưởng. Lớp sẽ cố gắng thay đổi tiến bộ trong vòng một tháng, nếu không được hãy chuyển cô nha. Lúc cô nói cô không chủ nhiệm nữa em cảm thấy xuống tinh thần lắm cô, hứng thú học tập cũng đi mô mất”.
Nói là làm, lớp gửi đơn xin thầy hiệu trưởng cho cô Hoài Thương tiếp tục chủ nhiệm. Chưa dừng lại, ban cán sự và nhiều bạn trong lớp còn lên phòng thầy hiệu trưởng xin xỏ và... khóc để thầy thương, đồng thời cam kết lớp sẽ tiến bộ nếu thầy đồng ý không đổi giáo viên chủ nhiệm.
Không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng gọi điện năn nỉ cô đừng bỏ lớp. “Tiếp xúc với cô Hoài Thương trong cuộc họp cha mẹ học sinh và những gì con kể, tôi vô cùng ấn tượng và mong muốn cô tiếp tục làm chủ nhiệm” - bà Lan Phương, một phụ huynh lớp 12/9, bày tỏ.
Thương học trò, quý mến sự tin cậy của phụ huynh, cô Hoài Thương lên gặp thầy hiệu trưởng xin tiếp tục chủ nhiệm. Thầy hiệu trưởng vui vẻ đồng ý vì “quá xúc động trước tình cảm cô trò dành cho nhau”.
Từ trái tim đến trái tim
“Khi có giáo viên mới về trường hoặc có người nghỉ sinh, chúng tôi có sự thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhằm cân đối số tiết. Việc này là bình thường. Giáo viên, học sinh cũng đón nhận bình thường. Trường hợp cô Hoài Thương học sinh “khẩn cầu tha thiết” như vậy do cô Hoài Thương là một giáo viên có tâm, hết lòng thương yêu học sinh” - thầy hiệu trưởng Trần Đạt chia sẻ.
Thầy Đạt cho biết thêm tổng kết thực hiện chỉ thị 24 -CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố, cô Hoài Thương được tặng bằng khen nhờ thành tích nhiều năm liền trong công tác chủ nhiệm không có học sinh bỏ học, cảm hóa thành công nhiều học sinh cá biệt.
“Cô Thương rất thương học trò, cô nghiêm khắc nhưng cũng rất nhẹ nhàng tình cảm, gần gũi, quan tâm học sinh” - bạn Huỳnh Trọng Nhân nói về cô chủ nhiệm của mình.
Không chỉ quan tâm, thương yêu học sinh, cô Hoài Thương còn dành tình cảm đó cho các em nhỏ đau ốm, bệnh tật ở Bệnh viện Phụ sản - nhi (Đà Nẵng). Cô là thành viên tích cực của nhóm “Nhà từ thiện Mẹ và bé Đà Nẵng”.
Chủ nhật nào cô cũng có mặt chăm sóc, trao quà cho các mẹ và bé có hoàn cảnh khó khăn. Trong những ngày chuẩn bị cho Tết Ất Mùi này, cô Thương cùng các mẹ trong nhóm đang tích cực vận động chương trình “Xuân ấm vòng tay”, trao 120 suất quà, (mỗi suất trị giá 300.000 đồng) cho trẻ em nghèo ở thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang và các hộ nghèo trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Cô Thương cho biết hiện đã vận động được 30 triệu đồng và nhiều phần quà bằng hiện vật.
Khi chúng tôi hỏi “bí quyết” nào để được học trò yêu quý như vậy, cô Thương chỉ cười và trả lời đơn giản: “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim”. Trò chuyện với cô, với đồng nghiệp, học trò chúng tôi cảm nhận đó là một trái tim thương yêu học trò như con, một trái tim thiện nguyện vì cộng đồng.
Không phụ tấm lòng của cô
Vui mừng vì “giữ” được cô chủ nhiệm, lớp 12/9 tỏ rõ quyết tâm khi tâm sự: “Cả lớp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa nếu không muốn mất đi những niềm tin mà cô chủ nhiệm đã dành cho lớp. Và đừng để những hi sinh của cô là vô nghĩa. Đừng để lớp yếu kém làm cô phải bị chỉ trích là xin được chủ nhiệm lại mà lớp thế này thế khác. Đừng làm mất đi những tình cảm mà cô đã dành cho lớp. Cố gắng bằng hành động, bằng những tiến bộ. Những tháng ngày quậy phá thế đủ rồi”.
Kết thúc học kỳ I lớp có bảy học sinh đạt danh hiệu tiên tiến, không có em nào học lực yếu. Về hạnh kiểm tất cả đều đạt loại tốt và khá, không em nào bị xếp hạnh kiểm trung bình và yếu.
“So với hai năm học trước đây là sự tiến bộ vượt bậc, là thành tích rất đáng ghi nhận của cô và trò lớp 12/9” - thầy hiệu trưởng Trần Đạt đánh giá.
Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015
Bộ poster đẹp không thể rời mắt của “Insurgent”
Nha Trang: Tiểu thương chợ Đầm bãi thị
Từ 6h30 sáng 30.1, hàng trăm tiểu thương Trung tâm thương mại chợ Đầm (thường gọi là chợ Đầm Nha Trang) đã đồng loạt đóng cửa ki ốt, nghỉ bán, cầm theo băng rôn, biểu ngữ bãi thị tại trung tâm chợ.
Tiểu thương Trung tâm thương mại chợ Đầm (Nha Trang) bãi thị
Sau đó, khoảng 8h cùng ngày, đông đảo tiểu thương đã cùng tuần hành đến trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu được gặp Chủ tịch UBND tỉnh để đề đạt nguyện vọng, kiến nghị. Một số đại diện của tiểu thương chợ Đầm đã được mời vào trong gặp cán bộ tiếp dân của UBND tỉnh. Sau khi được cán bộ tiếp dân tiếp nhận đơn kiến nghị và được hứa sẽ chuyển đến tận tay Chủ tịch, toàn bộ tiểu thương đã rời UBND tỉnh quay trở lại chợ Đầm tiếp tục giăng biểu ngữ.
Bà Ngô Thị Bình, một đại diện của tiểu thương chợ Đầm nói: “Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh không đập bỏ chợ Đầm tròn, nơi đã thành một biểu tượng của TP. Nha Trang, nơi đã ghi dấu ấn trong lòng du khách trong và ngoài nước. Việc đập bỏ chợ Đầm tròn vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đời sống của chúng tôi”.
Những tiểu thương khác phản ảnh: Chủ dự án mời từng tốp nhỏ tiểu thương lên thông báo kế hoạch bán đấu giá những ki ốt ở chợ Đầm sau khi đã xây dựng quy hoạch lại với mức “góp vốn” 62 triệu đồng/m2, thanh toán 50% trước ngày 31.12.2014; 40% trước ngày 15.3.2015 và 10% khi bàn giao ki ốt. Nhưng vị trí “đắc địa” ở chợ Đầm mới sẽ được tổ chức đấu giá với mức giá tối thiểu 1,2 tỷ đồng. Những tiểu thương nào không tham gia đóng tiền góp vốn sẽ chỉ được hỗ trợ 1 triệu đồng để dọn hàng và trả lại mặt bằng, không được buôn bán tai chợ Đầm nữa.
“Chúng tôi đã dốc hết vốn vào hàng hóa bán Tết, dốc hết vốn đầu tư vào ki ốt kiếm sống, giờ không còn tiền để đầu tư góp vốn vào chợ Đầm mới nữa, chúng tôi phải sống sao đây?” – một tiểu thương bức xúc.
Theo Công ty CP Sông Đà - Nha Trang, hiện dự án tại chợ Đầm của công ty đã thi công xong phần móng, đang triển khai thi công phần thân. Công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 8.2015 nên công ty mời tiểu thương chợ Đầm đến đăng ký góp vốn mua điểm kinh doanh. Nếu quá ngày 30.1.2015 tiểu thương nào không đến công ty làm việc coi như không có nhu cầu sử dụng điểm kinh doanh tại chợ Đầm và sau này thắc mắc thì công ty không có nghĩa vụ giải quyết.
Trước đó, ngày 28.8.2013, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Sông Đà - Nha Trang thực hiện Dự án chợ Đầm Nha Trang. Ngày 30.12.2013, UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất để xây dựng lại chợ. Theo quy hoạch, chợ Đầm tròn cũ có biểu tượng hình bông sen, nơi buôn bán kinh doanh của 1.300 tiểu thương và vốn là điểm đến đầu tiên khi tham quan Nha Trang của du khách sẽ bị đập bỏ hoàn toàn. Khu nhà chợ Đầm mới có quy mô 3 tầng với tổng diện tích hơn 21.000m², bên cạnh đó còn có khu chợ tươi sống 1 tầng rộng hơn 1.400m². Giai đoạn 1 tiến hành từ tháng 1.2014 đến hết tháng 12.2015, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 và kết thúc vào năm 2020.
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Thủ phạm khiến 6 triệu người tử vong mỗi năm
Song song với việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế muốn đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Để thực hiện tốt điều này cần tuyên truyền đầy đủ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là tác hại của thuốc lá.
Hút thuốc lá ước tính là nguyên nhân của 71% số ca bị ung thư phổi, 40% số trường hợp mắc bệnh phổi nghẽn mạn tính liên quan đến thuốc lá và bệnh tim mạch cũng có 10% nguyên nhân được góp từ khói thuốc lá.
Không chỉ khói thuốc lá, lạm dụng bia rượu cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho 3 triệu dân mỗi năm trên toàn cầu. Còn tại Việt Nam, con số người uống rượu bia ngày càng tăng theo chỉ số tiêu thụ bia rượu mỗi năm.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, năm 2013, Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia, 68 triệu lít rượu tăng 11,8% về lượng tiêu thụ bia so với năm trước. Trong khi thế giới có xu hướng chững lại tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có cồn thì nước ta lại tăng trưởng nhanh theo bình quân đầu người.
Học sinh đuối vì lịch kiểm tra dày đặc
Điệp khúc kiểm tra, trả bài
Chị Hoàng Ngọc, phụ huynh (PH) HS lớp 7 một trường quốc tế than thở: “Gia đình sắp xếp công việc dự định làm một chuyến du lịch cuối năm. Xe, chỗ ở đã lên kế hoạch đâu vào đấy, chỉ chờ giờ xuất phát. Ai ngờ đến phút 89, chuyến du lịch phải hủy vì lịch kiểm tra của con. Ngày 19/1, cô thông báo trong lịch báo bài có đến 5 tiết kiểm tra trong hai tuần tới: ngày 29/1 kiểm tra 1 tiết Anh văn, ngày 30/1 kiểm tra 1 tiết tiếng Việt (môn văn), rồi ngày 5/2 làm tiếp kiểm tra 2 tiết tập làm văn, ngày 6/2 kiểm tra tiếp 1 tiết toán đại số. Nhìn mặt con tiu nghỉu thấy tội lắm…”.
Cảnh truy bài tại một trường ở TP.HCM
Theo chị Trần Thị Hoa có con học lớp 9 ở Q.12, lịch học, kiểm tra, trả bài của HS ngày nay quá kinh khủng. “Con tôi học bán trú, ở trường gần như cả ngày, với HS cuối cấp nếu buổi chiều có 3 tiết học chính, giáo viên (GV) sẽ giữ lại thêm 1 tiết để ôn tập; học 4 tiết thì ở lại thành 5 tiết. Lịch học có ngày gồm các môn sử, địa, sinh, lý, hóa, toán, vừa môn học bài vừa có môn làm bài tập, HS làm sao kham nổi. Nhất là với mật độ kiểm tra 1 tiết, kiểm tra miệng hầu như tuần nào cũng có một-hai lần”, chị Hoa chia sẻ.
Tương tự, nhiều PH lớp 6 cho biết, trẻ gần như bị sốc khi chuyển từ môi trường tiểu học sang ứng phó với lịch học thay đổi từng tiết. Bài học nhiều, kiểm tra gần như liên tục, không làm bài kiểm tra miệng thì có kiểm tra 1 tiết. Nhưng “sốc” nhất phải kể đến các kỳ kiểm tra giữa học kỳ, thi học kỳ có sự xáo trộn lớp và GV lạ gác thi. Không chỉ căng thẳng trên lớp, thời gian ở nhà, HS gần như chỉ biết gồng mình ứng phó với các kỳ thi, kiểm tra ở trường, không còn thời gian để tham gia những hoạt động khác sau giờ học.
Không chỉ HS đuối, PH xót con mà ngay cả GV cũng ngao ngán. Chỉ vào bản phân phối chương trình lớp 9, một GV dạy văn ở Trường THCS-THPT Hồng Hà nói: Một học kỳ, HS phải làm khoảng sáu-bảy bài kiểm tra bao gồm kiểm tra thường xuyên dưới dạng kiểm tra miệng, 15 phút và kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra 1 tiết, 2 tiết. Cả năm con số này tăng lên gấp đôi.
Ở trường ngoài công lập, mỗi lớp có 30-40 em, ở trường công lập sĩ số lên đến 40-50 em/lớp. Mỗi GV không chỉ dạy một lớp nên mỗi lần đến đợt kiểm tra, phải chấm đồng loạt hàng trăm bài. Với số lượng bài kiểm tra nhiều như thế, làm sao GV đủ sức chấm kỹ, góp ý, chỉnh sửa chi tiết cho từng em được.
Bộ GD-ĐT quy định chương trình khung “cứng” chi tiết với bao nhiêu bài kiểm tra, quy định cụ thể từng thể loại nên việc kiểm tra trở nên dày đặc, trùng lắp. GV mệt đã đành nhưng khổ nhất vẫn là HS phải gồng gánh quá nhiều áp lực bài vở.
Nghỉ Tết cũng… ám ảnh lịch thi
Một chuyên viên Phòng Trung học Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: GV căn cứ vào quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT theo Thông tư 58, cùng với phân phối chương trình các môn để cho kiểm tra.
Theo quy chế của Thông tư 58, HS phải làm bài kiểm tra thường xuyên (bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết hoặc thực hành dưới 1 tiết) và kiểm tra định kỳ (kiểm tra hoặc thực hành từ 1 tiết trở lên) ở mỗi môn học. Cụ thể, với những môn học có 1 tiết trở xuống/tuần phải kiểm tra thường xuyên ít nhất 2 lần/học kỳ; môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần phải kiểm tra thường xuyên ít nhất 3 lần; môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần ít nhất 4 lần...
Ngoài ra, tùy theo phân phối chương trình ở từng bộ môn mà GV sẽ cho HS làm bài kiểm tra 1 tiết, 2 tiết.
Chưa nghỉ Tết Nguyên đán nhưng nhiều HS tại TP.HCM đã được GV chủ nhiệm, GV bộ môn cảnh báo về lịch kiểm tra, thi giữa học kỳ ngay sau Tết khiến HS phát hoảng.
Chị Hoa kể, trong buổi họp PH mới đây, cô chủ nhiệm của con chị đã tuyên bố với PH rằng Tết này không thể lơ là, cha mẹ phải nhắc nhở các em chuyện học tập, không được bỏ quên bài vở bởi ngay khi nhập học sau Tết thì đã cận thời điểm thi giữa học kỳ II, rồi các đợt kiểm tra học kỳ II, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cả năm học, xếp loại xét tốt nghiệp THCS.
Học - kiểm tra - thi đã trở thành điệp khúc ám ảnh HS. Nhiều em căng thẳng dẫn đến stress trước mỗi mùa thi, nhất là những HS mới chập chững bước từ trường tiểu học lên bậc trung học. Thi và kiểm tra là hình thức để đánh giá lại kết quả quá trình học tập nhưng dường như việc phân phối lịch thi cử, kiểm tra dày đặc đang khiến người học chỉ lo học để đối phó với những kỳ thi.
Đó là chưa kể, ngành giáo dục kêu gọi đổi mới phương pháp giảng dạy các môn xã hội, dạy theo năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở để HS ở bậc THCS liên hệ thực tế. Nhưng khi ra đề thi học kỳ, nhiều phòng GD-ĐT quận, huyện vẫn theo lối mòn dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Độ vênh giữa lý thuyết và thực tế đã khiến nhiều GV ngần ngại không dám đổi mới, vẫn bám lấy chuẩn kiến thức kỹ năng cho an toàn.
Trước khi nghĩ đến những đổi mới to tát, trước mắt hãy “cởi trói” cho GV và HS. Người thầy cần được tự chủ trong tổ chức hoạt động dạy học cũng như đánh giá năng lực HS. Quan trọng hơn, đừng bắt HS làm quá nhiều bài kiểm tra như hiện nay. Lịch kiểm tra, thi cử dày đặc chỉ khiến các em học đối phó, liệu sau bài kiểm tra đó có bao nhiêu kiến thức đọng lại trong đầu các em?
Tình địch mới của Võ Mị Nương hôn Lý Trị đắm đuối
Nữ diễn viên Mã Tư Thuần trong vai Hạ Lan Mẫn Nguyệt
Trái với những bình luận vô cùng gay gắt phía trên, fan của diễn viên Mã Tư Thuần đang mong đợi sự diễn xuất của cô trong phim
Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015
"Chưa minh bạch thì đừng bàn về giá điện"
LTS: Ngày 26.1, bên lề cuộc gặp mặt giữa Bộ Công Thương với báo giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đỗ Thắng Hải cho biết World Bank đã báo động về tình trạng giá điện quá thấp có thể dẫn đến sự phá sản của EVN, đồng thời khuyến nghị giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng 40% từ nay đến năm 2017. Từ sự kiện này, NTNN đăng tải loạt bài giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về cơ chế giá điện, lộ trình tăng giá, hiệu quả đầu tư của ngành điện…
Thưa ông, lâu nay nhiều ý kiến cho rằng, vì điện, cũng như một số hàng hóa khác được Nhà nước độc quyền, nên chưa đáp ứng được nhu cầu minh bạch thông tin của người dân?
Công nhân công ty điện cao thế miền Bắc kéo dây, lắp cột điện tại huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Ảnh: Đàm Duy
- TS Nguyễn Quang A: Đối với các chuyên gia, họ biết rất rõ về giá thành của ngành điện chứ không phải không biết. Chẳng doanh nghiệp nào muốn tiết lộ bí mật kinh doanh của mình, trong đó có giá thành.
Ngành điện có chỗ độc quyền do hoàn cảnh tự nhiên (thí dụ trong lĩnh vực truyền tải điện hay lĩnh vực bán lẻ điện trên 1 địa bàn). Đây là lĩnh vực độc quyền tự nhiên, không cần thiết và cũng khó có sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, lĩnh vực phát điện, bán buôn điện lại cần có sự cạnh tranh vì trong các lĩnh vực này, nếu có sự điều phối của cơ chế thị trường sẽ tạo nên hoạt động hiệu quả hơn. Nói cách khác, ngành điện có mảng độc quyền tự nhiên, có mảng độc quyền không tự nhiên, có thể cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Vậy nên chúng ta phải có cách ứng xử cho phù hợp.
Là một chuyên gia theo đuổi việc chống độc quyền trong kinh doanh, ông đánh giá thế nào về sự độc quyền của ngành điện?
- Như trên đã phân tích, tôi không chống độc quyền tự nhiên, với các độc quyền tự nhiên cần có cách quản lý khác chứ không phải dùng cơ chế thị trường. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, với những lĩnh vực cạnh tranh không tự nhiên như phát điện, bán buôn điện có thể cạnh tranh, hãy tạo điều kiện cho cơ chế thị trường phát huy ở đây (tất nhiên vẫn phải có sự quản lý của Nhà nước); còn ở mảng có độc quyền tự nhiên mà bảo phải theo thị trường thì hỏng, thì có nghĩa người ấy chẳng hiểu gì cả. Lợi ích nhóm cũng không phải xấu, không có các nhóm lợi ích xã hội không phát triển được.
Ngành điện luôn bảo vệ quan điểm giá bán điện thấp dưới cả giá thành, ngành điện đang lỗ... mỗi lần muốn tăng giá điện. Vừa rồi, lãnh đạo Bộ Công Thương lại đưa ra quan điểm nếu không tăng giá điện thì ngành điện sẽ phá sản. Liệu điều này có thực sự xảy ra và nếu có, người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng ra sao?
- Ngành điện hãy đưa ra cách tính giá thành của họ, xã hội sẽ xác minh họ tính đúng không, họ có bán điện dưới giá thành không? Nói mà không đưa ra số liệu chứng minh và đối chứng với tính toán phản biện thì lời nói ấy không có giá trị và cũng đừng bận tâm mà bàn tới nó. Hãy đưa ra các số liệu cụ thể.
Đúng là giá điện của Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tư, và việc tăng giá điện sẽ mang lại một số điểm lợi. Người dân và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn bằng việc thay thế công nghệ, tăng năng suất,... là những điều sống còn với đất nước, buộc các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải thay đổi công nghệ, bớt gây ô nhiễm môi trường.
Thế nên tôi không phản đối, mà thậm chí ủng hộ việc tăng giá năng lượng. Vấn đề là phải minh bạch để cho người tiêu dùng hiểu, nhà sản xuất hiểu chứ không phải mỗi bên chỉ dùng cảm xúc và cãi vã, không có lợi cho bất cứ ai.
Nếu giá điện tăng đến 40% trong vòng mấy năm tới sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?
- Nếu biết cách thuyết phục dân và doanh nghiệp thì cũng không khó. Còn nếu ngành điện vẫn làm như hiện nay thì rất khó vì dân và doanh nghiệp sử dụng điện không hiểu và phản đối kịch liệt, trở thành vấn đề xã hội.
Còn về việc tăng giá điện, ảnh hưởng ngắn hạn với dân và doanh nghiệp là tất nhiên, song dài hạn theo tôi là tốt. Tất cả những ảnh hưởng này đều có thể tính toán và đưa ra để cùng thảo luận với người dân và doanh nghiệp.
Đây và vấn đề chung và không khó đạt đồng thuận nếu biết cách làm và cùng làm.
Xin cảm ơn ông!
TS Lê Đăng Doanh: Cần có cơ quan giám sát độc lập giá điện Điện là mặt hàng độc quyền nên chưa có sự công khai, minh bạch. Các thông tin xung quanh giá điện dư luận và người tiêu dùng chỉ được nghe một chiều từ ngành điện. Vẫn chưa có sự giám sát độc lập từng chi phí cấu thành nên giá thành điện. Thủ tướng Chính phủ mới đây đã yêu cầu ngành điện giảm biên chế, tăng năng suất lao động và giảm thất thoát điện năng… Mặc dù đã có Luật Quản lý cạnh tranh, nhưng hầu như chưa kiểm soát được ngành điện. Ví dụ như Cục Quản lý cạnh tranh làm sao giám sát được Bộ Công Thương (?). Để giá điện minh bạch cần có sự giám sát của một ủy ban giám sát độc lập, kiểm soát mọi chi phí mới hy vọng giá điện công khai được. Về phương án tăng giá điện sắp tới, cũng như đề xuất giá điện tăng thêm 40% sau 3 năm nữa, tôi cho rằng ngành điện cần phải có nhiều buổi đối thoại để tính toán lại bởi những phương án cũng như những khuyến cáo của tổ chức nước ngoài được tính toán dựa trên chi phí đầu vào đã lạc hậu. Cụ thể giá dầu và than đã hạ xuống nhiều, nay không còn phù hợp nữa. Tôi ủng hộ quan điểm cần phải có mức giá để ngành điện kinh doanh có lãi, có như vậy mới có đầu tư, nhưng phải là mức giá hợp lý, không thể tù mù được. Hồ Hương (ghi) |
3 cách khắc phục chứng táo bón thật đơn giản
Dưới đây là 3 biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà hiệu quả giúp bệnh nhân khắc phục bệnh táo bón.
I. Sử dụng các loại thảo mộc và nguyên liệu sẵn có trong nhà
1. Dầu thầu dầu
Hàng ngàn năm qua, người ta vẫn sử dụng dầu thầu dầu như một bài thuốc hữu hiệu cho những bệnh nhân táo bón. Một thìa dầu thầu dầu, khoảng 15 ml vào buổi sáng sẽ giúp tình trạng táo bón cải thiện rõ rệt.
Loại dầu này ăn toàn khi sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
2. Muối Epsom
Thành phần chính trong muối Epsom là magnesium sulfate có tác dụng nhuận tràng. Hòa tan muối Epsom trong ly nước và uống mỗi ngày.
3. Bột cỏ cà ri
Loại bột này cũng có hiệu quả trong việc điều trị đầy hơi, tiêu chảy. Hòa tan trong nước ấm để uống. Trung bình sử dụng 10-30g chia ba lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bị táo bón có thể uống trà bồ công anh cũng đem lại hiệu quả tương đương.
II. Sử dụng những thực phẩm trị táo bón
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn 24-38g chất xơ mỗi ngày để giảm nguy cơ bị táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như lê, táo, ngũ cốc, bông cải xanh, đậu đen, đậu xanh...
2. Quả sung
Nếu bạn muốn loại bỏ táo bón mạn tính hãy ăn sung khô hoặc chín. Quả sung có tác dụng như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên. Uống nước ép mận khô cũng được cho là có hiệu quả.
3. Nho khô
Cũng giống như quả sung, nho khô cũng là bài thuốc chữa táo bón tự nhiên và chứa nhiều chất xơ. Hãy ngâm nắm nho khô trong nước qua đêm và ăn vào buổi sáng hôm sau.
Bên cạnh việc xây dựng thói quen lựa chọn những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, bạn nên tránh xa cà phê những đồ ăn có hại như đồ chiên xào nhiều mỡ như khoai tây chiên, bánh rán, chuối chưa chín, thực phẩm nhiều bột.
III. Xây dựng thói quen lành mạnh
1. Uống nhiều nước
Bạn nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nước giúp bôi trơn ruột và làm ẩm thực phẩm bạn ăn, do đó cải thiện nhu động ruột.
2. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm táo bón mạn tính và hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Thực hiện các bài tập giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như nhu động ruột.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như đi bộ. Đảm bảo tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ WikiHow