Không ai đến đây xin thuốc mà không khỏi nhưng có một điều đặc biệt, khi uống thuốc, cơ thể sẽ rất mệt mỏi, cảm giác sốt và phải ăn cháo đậu xanh để giải độc. Đó cũng chính là một điểm đặc biệt của bài thuốc "cướp người khỏi tay tử thần" này", bà Trinh tâm sự.
Bà Trinh - "khắc tinh" của bệnh dại.
Vị thuốc đặc biệt chữa bệnh dại
Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi tìm tới nhà bà lang Phạm Thị Trinh (84 tuổi, thôn Biềng, Nam Dương, Lục Ngạn, Bắc Giang), nổi tiếng khắp các tỉnh miền núi phía Bắc với biệt tài chữa bệnh dại, chỉ bằng vài viên thuốc tự tay bà bào chế...
Đặt chân tới đầu xã Nam Dương, hỏi về thôn Biềng có bà lang Trinh chữa được bệnh chó dại cắn thì ai cũng biết: "Các cháu ở xa đến đây xin thuốc à, ở đây dân chúng tôi nếu không có bà Trinh thì nhiều người đã chết rồi. Nhà bà Trinh không có biển hiệu, bà ấy cũng không nhận mình là thầy lang nhưng cái tâm và cái tài của bà ấy thì sáng cả một vùng đấy".
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bà Trinh, ngôi nhà khang trang, rộng rãi, đây cũng chính là ngôi nhà con trai út bà mới xây để phụng dưỡng mẹ già. Thấy chúng tôi hỏi về thuốc chữa bệnh dại, bà lắc đầu: "Bây giờ không còn nữa, không bắt được con sâu, con bọ ấy thì cũng không bào chế được. Dù có cố làm cũng không thể chữa bệnh được". Chúng tôi nghe thấy tiếng thở dài và nét buồn trên gương mặt của bà khi bài thuốc đang dần mất đi. Cứ thế, câu chuyện về cái "duyên" chữa bệnh cứu người của bà hiện dần ra. Bà kể về cơ duyên có được bài thuốc này.
Bà Trinh cho hay bà sinh ra ở Quỳnh Hà, Quỳnh Phụ, Thái Bình (sau khi lấy chồng chuyển lên Bắc Giang sinh sống), cha đẻ của bà trước đây là một thầy nho và cũng là một vị "thần y" nổi tiếng, ông cụ chữa được rất nhiều loại bệnh chỉ bằng vài loại cây rừng, rau cỏ dại. Vì có bố làm nghề thuốc nên từ nhỏ, bà Trinh đã được bố cho tiếp xúc với các cây thuốc và chế biến thuốc. Năm 14 tuổi bà bắt đầu học chế biến phương thuốc chữa bệnh dại.
"Phương thuốc này bào chế cũng đơn giản, ruộng đồng còn rậm rạp, tìm nguyên liệu để bào chế cũng dễ. Những ngày ấy, bệnh dại còn rất nhiều, có ngày người đến chữa bệnh đông chật kín sân nhà. Hai cha con phải vất vả lắm mới bào chế đủ lượng thuốc để phát cho nhiều người. Bố tôi cũng đã cất công cả tháng trời để chỉ bảo cho tôi từng loại thảo dược, dạy tỉ mỉ từng chi tiết. Sau đó, ông kiểm tra bằng cách, để tôi tự bào chế thuốc, đến khi nào đạt ông mới đưa những viên thuốc đó cho người đến xin", bà Trinh kể.
Ngồi trầm ngâm trong giây lát, bà tâm sự: "Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Cứ ai đến đây xin thuốc, tôi cũng mách họ cách bào chế và những loại "thảo dược" dễ gặp, có tác dụng tốt. Không ai đến đây xin thuốc mà không khỏi nhưng có một điều đặc biệt, khi uống thuốc, cơ thể sẽ rất mệt mỏi, cảm giác sốt và phải uống cháo đậu xanh để giải độc. Đó cũng chính là một điểm đặc biệt của bài thuốc "cướp người khỏi tay tử thần" này".
Khi chúng tôi hỏi về phương pháp chế biến "thần dược" bằng thủ công, bà không ngần ngại chia sẻ, bà cũng muốn người đời có thể tự cứu mình. "Thực ra, bào chế phương thuốc gia truyền của gia đình tôi cũng rất đơn giản. Bắt con bọ cành (trong sách nam dược gọi là con Văn Lưu) thường hay ăn, phá hoại rau muống. Ngắt lấy phần bụng của nó đem phơi khô, một ít gạo nếp rang vàng hay cơm dẻo mới nấu, lấy thêm một ít muội chảo (phần than đen bám vào đáy chảo khi đun nấu bằng bếp củi). Trộn đều những nguyên liệu mới được chuẩn bị, sau đó giã nhỏ, vo thành từng viên như hạt đậu rồi đem phơi khô. Khi viên thuốc khô hẳn cất vào lọ thủy tinh để bảo quản". Bào chế được thuốc rồi, nhưng không phải ai đến xin thuốc cũng có thể cho, uống như vậy rất nguy hiểm.
Bà Trinh và cô cháu gái thường xuyên giúp bà đi bắt bọ cành.
Khi có người đến cầu cứu, trước tiên bà phải dùng lá trầu không, lá trầm giã nhỏ, xát vào sống lưng người bệnh. Sau đó, lấy rượu vẩy thấm lên chỗ đã xát thuốc. Nếu trên sống lưng xuất hiện những nốt đỏ giống như bị dị ứng hoặc bệnh sởi thì người đó đã bị bệnh.
"Không hẳn ai bị chó, mèo cắn cũng bị bệnh dại và cũng không hẳn phải là những thứ "thảo dược" mới có thể chữa được bệnh. Sâu bọ cũng là một thứ dược liệu quý hiếm. Ngày trước mình còn đuổi con bọ cành để nó không phá ruộng rau muống, chứ bây giờ mà có nó thì cứu được không biết bao nhiêu người", bà Trinh trầm ngâm.
Thứ "độc nhất" đang mất dần
Bà Trinh nắm tay tôi thật chặt dặn dò, không phải cứ tìm được con bọ cành là bào chế được đâu. Bắt được nó, cho vào nước sôi, chỉ lấy đúng phần bụng con bọ cành. Gạo nếp không được ẩm mốc. Còn muội chảo thì phải lấy đúng ở đáy chảo chứ không được lấy ở nồi xoong khác. Các thành phần của thuốc phải cho đúng tỷ lệ thì mới hiệu quả được. Nếu là đàn ông, người nào to lớn thì bà cho từ 10 đến 12 viên, những trường hợp nhỏ hơn thì chỉ được uống 6, 7 viên và phải tùy theo sức khỏe và cơ địa của từng người.
Cách uống thuốc của bà cũng khác hẳn với những thầy lang khác, không phải đun nấu hay pha chế gì, khi nhận được thuốc, nhét viên thuốc vào quả chuối và ăn. Và đặc biệt người bị chó dại cắn tuyệt đối không được đi đám ma, khi phát hiện bệnh dại lên đến phần gáy thì khó có thể cứu chữa được.
Cách đây không lâu, có một người đàn ông từ Phú Thọ bị chó dại cắn, do chủ quan đã đi đám ma, lội xuống ao bùn. Khi phát hiện ra thì bệnh đã lên tới phần gáy, bệnh viện không thể cứu chữa nên gia đình đã đưa lên nhà bà xin thuốc. Vì bệnh quá nặng, đã đi vào não nên bà cũng "lực bất tòng tâm". Cả đời bà chữa bệnh dại, chỉ duy nhất có trường hợp này là bà bó tay.
Ba tháng trước, một gia đình từ Thái Nguyên đưa hai đứa con lên nhà bà xin thuốc, không còn thuốc để cho họ bà cũng rất buồn. Bà lại lặn lội sang nhà người cháu họ, đây là đứa cháu đã lấy thuốc của bà chữa bệnh nhưng vẫn còn thừa. Cũng may mắn, đứa cháu còn 7 viên, bà mang về và dặn: "Đứa lớn cho uống 4 viên, đứa nhỏ cho uống 3 viên. Tối phải nấu sẵn một nồi cháo đậu xanh để khi cơ thể khó chịu hoặc sốt có thể cho hai cháu uống". Vài ngày sau gia đình họ lên cảm ơn bà, mang quà biếu nhưng bà nhất định không nhận.
Bà còn nhớ, vài năm trước ông Tùng ở làng bên, đã ngoài 70 tuổi nhưng bị chó dại cắn. Ông hoảng sợ đến nhà bà muốn xin thật nhiều thuốc uống cho nhanh khỏi. Bà không đồng ý, chỉ cho đúng liều lượng và dặn dò kỹ lưỡng cách uống.
Năm nay ở tuổi 84, bà Trinh đã có 70 năm lặn lội với nghề bào chế thuốc cứu người, nhưng tiếng thơm không phải ở chỗ đó là phương thuốc gia truyền hay thần dược gì. Cũng không phải ở chỗ bà đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, cứu họ từ tay tử thần, mà bà còn nổi tiếng ở chỗ chưa bao giờ bà mặc cả tiền bạc của người bệnh, có khi là lấy một nửa tiền họ đưa, cũng có khi là biếu không.
"Chữa khỏi cho bệnh nhân, họ đưa gì là tùy tâm, với người nghèo, tôi chỉ nhận nắm xôi, bát gạo coi như đó cũng là nguyên liệu để chế biến thuốc họ uống", đó là những lời bà Trinh nói ra bằng cả tấm chân tình của mình với người dân nơi đây.
70 năm qua, người dân tại Nam Dương đã thấy bà chữa cho hàng trăm người bệnh, có những trường hợp bệnh quá nặng. Trường hợp chữa nhanh nhất chỉ uống 3, 4 viên thuốc là khỏi, bà là "khắc tinh" của bệnh dại.
Bà Trinh chia sẻ: "Bài thuốc mà bố tôi truyền lại cũng để cứu người, làm phúc, tích đức chứ không vì lợi nhuận kinh tế gì. Tôi rất lo lắng khi vị thuốc để bào chế thuốc ngày càng khan hiếm. Thời gian gần đây nhiều người lên xin thuốc nhưng không có. Có đi bắt cả ngày cũng chỉ được vài con bọ cành thôi. Các cháu về dưới xuôi, thấy ở đâu có thì bảo họ bắt rồi mang lên đây cho tôi, tôi sẽ bào chế chúng thành những viên thuốc để cứu người".
Bài thuốc đã cứu sống hàng trăm người Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hà trưởng thôn Biềng khẳng định: "Bài thuốc gia truyền của bà Trinh chúng tôi đã biết từ lâu. Chính nhờ những viên thuốc của bà đã cứu chữa cho rất nhiều người, không chỉ người dân tại xã mà rất đông người từ các tỉnh xa đến xin thuốc chữa bệnh dại của bà Trinh". |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét